Ngọc trai (Hán-Việt: 珍珠, trân châu) là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Ngành Đông y cho rằng trân châu có vị hơi ngọt tính bình vào được kinh tâm can thận, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, xây xẩm…
Quá trình hình thành ngọc trai có thể được hình dung tóm tắt như sau: Khi các dị vật nhỏ hoặc rất nhỏ lọt vào cơ thể con trai, sò, ốc…Sự ma sát của các hạt sạn tạo ra thương tổn. Theo bản năng, các sinh vật sống này sẽ phản xạ để tự chữa lành vết thương, bằng cách tiết ra chất Canxi Cacbonat (CaCO3) bao bọc dị vật. Chất này được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là Conchiolin.
Sự kết hợp giữa Canxi Cacbonat và Conchiolin được gọi là Xà cừ. Canxi Cacbonat chiếm hơn 90%, phần còn lại là nước và các hợp chất hữu cơ tạo ra sự sống cho viên ngọc. Cấu trúc lớp xà cừ tạo bởi hàng nghìn lớp tinh thể Canxi Cacbonat mỏng với độ dày khoảng 0.3 mm. Cấu trúc này có ảnh hưởng tới màu sắc, độ ánh, tính bền vững và đàn hồi của ngọc trai.
Lớp ngoài cùng của ngọc trai có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nguyên tố kim loại như magie, nhôm, ion, đồng, bạch kim… Tất cả những yếu tố đó sẽ cho ra đời những viên ngọc trai lung linh sắc màu.
Thông thường, phải mất nhiều năm để viên ngọc trai có được kích thước lớn và cũng rất hiếm có viên ngọc trai nào tròn hoàn toàn. Đó là lý do vì sao những viên ngọc trai tròn hoàn hảo lại có giá rất đắt.
#QuốcAnPearl đồng hàng cùng quý khách.
Tham khảo: Wiki và Khoc Học Trái Đất channel